BẢO HIỂM SỨC KHỎE SẼ TĂNG GIÁ
Ngay từ ban đầu, khi bộ luật Obamacare được đảng Dân chủ ban hành, nhiều chuyên gia nghành bảo hiểm sức khỏe đã lên tiếng báo động là chính sách ấy sẽ là một thãm họa lớn cho người dân Hoa-kỳ, nhưng các chính khách của đảng Dân chủ nhất định phải tiến hành, thậm chí còn hăm dọa cả Tòa án thượng thẫm để buột các chánh án phải nhìn nhận tiền phạt không mua bảo hiểm là thuế để có thể được Quốc hội thông qua. Đến ngày hôm nay thì các nguồn tin trong nước cho biết rằng mức bảo hiểm sẽ tăng nhiều hơn nữa. Đó là theo lời của Marilyn Tavenner, người giúp đỡ cho Obama ban hành đạo luật sai lầm trên. Nguyên nhân chính là vì số tiền mà người mua bảo hiểm phải ứng trước mỗi khi cần đến các dịch vụ y tế (deductible) quá lớn, đến nỗi nhiều người không có khả năng để tiếp tục mua bảo hiểm được nữa. Trong khi đó thì các hãng bảo hiểm tham gia vào chương trình Obamacare cho biết là họ bị lỗ lã nặng nề trong hai năm qua, có khi lên đến con số hàng chục tỷ dollars, vì vậy mà một số hãng lớn như United Health đã rút lui, còn các hãng nhỏ hơn như Signa thì đành phải sang nhượng cho công ty khác vì không đủ kinh phí hoạt động. Greg Scott, giám đốc hãng bảo hiểm Aetna cho biết là công ty của y đã bị lỗ nặng và không biết sẽ còn cầm cự được bao lâu. Riêng hãng bảo hiểm Blue Cross Blue Shield thì cho biết là chỉ trong vòng có hai năm công ty nầy đã lỗ hơn 400 triệu dollars. Vì vậy họ bắt buột phải tăng tiền bảo hiểm hơn 10% trong năm nay để lấy lại vốn chớ chưa nói đến chút nào về lợi nhuận. Vì mức tăng như thế mà nhiều người đành phải bỏ, không mua bảo hiểm nữa. Mặc dầu Obama lớn tiếng quản cáo cho chính sách y tế của y là sẽ giúp cho công dân trong nước đều có bảo hiểm, nhưng sau hơn hai năm phát động, số người không có bảo hiểm còn nhiều hơn là lúc chưa có bộ luật Obamacare.
Nhưng điều mà các chính khách đảng Dân chủ lo sợ không phải là người dân trong nước có bảo hiểm hay không, mà làm thế nào để tăng tiền bảo hiểm một cách âm thầm để khỏi ảnh hưởng đến triển vọng tranh cử của Hillary Clinton. Nếu tin tức về việc tăng tiền bảo hiểm được công bố trước ngày bầu cử thì sẽ khiến cho quần chúng phẩn nộ và như vậy có nguy cơ người ta không bỏ phiếu cho Hillary. Còn nếu giữ giá để đợi đến sau ngày bầu cử mới tăng để đổ tội cho Donald Trump thì các hãng bảo hiểm lại không còn thời gian để chờ đợi vì mức lỗ lã mỗi ngày có khi lên đến hàng chục triệu dollars. Trình trạng tiến thoái lưỡng nan của đảng Dân chủ về vụ Obamacare là như vậy.
Sự đối đầu giữa các đảng chính trị thân Hồi giáo và chống Hồi giáo ngày càng căng thẳng tại Châu Âu. Theo các báo chí đưa tin thì hiện nay các đảng phái cực hữu chống lại sự di dân của Hồi giáo đang trên đà phát triển mạnh và được sự ủng hộ nồng nhiệt của quần chúng gốc da trắng. Chẳng hạn như tại Pháp đảng Mặt trận quốc gia (National Front) của Marine Le Penn đã trở nên ứng cử viên hàng đầu của kỳ bầu cử tổng thống vào năm tới. Còn ở tại Áo thì đảng Tự do (Freedom Party) đã thắng thế rõ rệt trong vòng phiếu đầu của cuộc tổng tuyển cử tại tất cả các khu vực trong toàn quốc. Tại Đức thì đảng Đường hướng mới cho Đức quốc (Alternative for German – AfD) đã trở thành đảng đứng hàng thứ ba trong chính trường mặc dầu mới được thành lập mới hơn 2 năm nay. Hoạt động của đảng nầy mạnh mẽ đến nỗi họ không sợ áp lực của các nhóm thân Hồi giáo và đám chính khách cấp tiến (progressive) nên trong tuần vừa qua đã phát hành bảng chính sách đại cương chống Hồi giáo (Anti-Islam manifesto) trong một buổi hội đồng. Những người ủng hộ Hồi giáo đã đến biểu tình trước hội trường của đảng AfD và đập phá, tấn công các nhân viên an ninh đến nỗi cảnh sát buộc phải bắt giữ hơn 400 tên bạo động.
Mấy năm gần đây Thổ nhĩ kỳ là của ngõ chính yếu cho đám di dân Hồi giáo từ vùng Trung Đông và Bắc Phi tràn vào khu vực Châu Âu. Mặc dầu vẫn có các vụ vượt biển từ Lybia, Algeria và Ai-cập, nhưng tuyến đường đó thường giới hạn vì bị lệ thuộc vào số lượng tàu bè có khả năng vượt sóng lớn. Riêng về đường bộ thì thuận tiện hơn, nhất là khi Erdogan, tổng thống Thổ nhĩ kỳ, muốn dùng số di dân để mưu đồ tham vọng riêng của y. Khi tình hình tại Châu Âu căng thẳng vì lối sống hiếu chiến và không chịu hội nhập vào xã hội Tây phương của đám di dân Hồi giáo, thì Erdogan dùng các tuyến đường nhập cư mà di dân sử dụng để làm áp lực với Quốc hội Châu Âu và lãnh đạo các quốc gia. Y đòi hỏi là Châu Âu phải viện trợ cho Thổ nhĩ kỳ 4 tỷ euros, đồng thời phải chấp nhận cho công dân Thổ (với dân số hơn 80 triệu người) được tự do nhập cảnh tất cả các quốc gia tại Châu Âu mà không cần passport cũng như visa. Ngoài ra y cũng đòi hỏi là nếu Thổ có chiến tranh thì các quốc gia Châu Âu phải sẳn sàng trợ giúp. Nếu các lãnh đạo thỏa mãn được yêu cầu của y thì Erdogan sẽ đóng các cửa khẩu và ngăn chận di dân không cho họ tràn sang Châu Âu. Còn nếu không thì y sẽ dùng xe bus vận chuyển toàn bộ số di dân Hồi giáo trong các trại tập trung trên đất Thổ qua biên giới. Đây là một cách tống tiền trắng trợn của Erdogan, nhưng các lãnh đạo chính trị của khối Châu Âu lại chấp nhận vì không còn cách nào để đối phó với làn sóng xâm lăng của Hồi giáo trong khi sự phản đối của nhân dân trong nước ngày càng dữ dội. Chính sách Hồi giáo hóa của các tay chính trị gia cấp tiến cánh tả như Hollander (Pháp) và Merkel (Đức) đã làm thiệt hại cho Châu Âu rất nhiều trong thời gian qua và bây giờ thì họ phải chấp nhận đòi hỏi của Thổ nhĩ kỳ.