ÂM MƯU CỦA 2 ĐẢNG CHÍNH TRỊ TẠI MỸ
Theo các tờ báo lớn tại Hoa-kỳ thì Donald Trump, mặc dầu được nhiều người ủng hộ và đang có cơ hội trở thành người đại diện của cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 tới đây, nhưng Trump không phải là chính trị gia chuyên môn nên không chắc có cơ hội đắc cử tổng thống. Mặc dầu là đảng viên Cộng hòa nhưng Trump không được cảm tình của giới lãnh đạo, một phần cũng vì không chịu để cho họ sai khiến. Chính vì lẽ đó mà hiện nay các kẻ cầm đầu đảng Cộng hòa tìm mọi cách loại Trump ra khỏi cuộc tranh cử để đưa Cruz hoặc Rubio (một chính khách trẻ rất dễ uốn nắn) ra làm đại diện cho họ, bất kể việc Trump được đông đảo quần chúng ủng hộ. Mặt trái của chính trường đã lộ diện rất rõ trong cuộc tổng tuyển cử lần nầy, khi đảng Cộng hòa bắt tay với đảng Dân chủ để tẩy chay chính thành viên của họ. Với tình thế như vậy người dân Mỹ đã có thể thấy rõ ràng rằng các lần bầu cử từ trước tới nay chỉ là hình thức mà thôi, chớ thật ra đàng sau hậu trường hai đảng chính trị lớn nhất Hoa-kỳ đã có sự sắp xếp để đưa người của họ ra thống trị nhân dân trong nước. Nếu một người, mặc dầu giàu có và địa vị như Donald Trump, mà không phải là chính trị gia chuyên nghiệp sẳn sàng cấu kết với giới lãnh đạo của hai đảng để lừa dối quần chúng, thì họ sẽ tìm mọi cách để gạt ra ngoài. Chính vì lẽ đó, đã có nhiều tin đồn về việc Trump có thể bị ám sát trước ngày bầu cử, và mặc dầu theo luật pháp của Hoa-kỳ là tất cả các chính trị gia ra tranh cử đều được lực lượng mật vụ (secret service) bảo vệ, Trump vẫn cho tăng cường thêm nhân viên trong các toán vệ sĩ cá nhân và mấy lúc gần đây, mỗi lần xuất hiện trước công chúng thì Trump đều phải mặc áo giáp chống đạn.
Mặc dầu các quốc gia thuộc Tây Âu và Hoa-kỳ được mệnh danh là thế giới tự do, nhưng các kẻ lãnh đạo dường như đã chán tinh thần dân chủ, khi người dân được có quyền bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của họ bằng lá phiếu và giới chính trị gia phải chấp nhận mặc dầu không vừa lòng khi thấy quyền lực của họ bị giới hạn. Bởi lẽ đó, giới chính trị gia của các thế hệ sau nầy bắt đầu muốn áp dụng chính sách xã hội chủ nghĩa để quyền thống trị của họ được được bao quát và tuyệt đối. Chính vì chủ trương ấy mà giới lãnh đạo có kế hoạch để người dân phải phụ thuộc vào chính phủ. Điều đáng nói là tất cả các âm mưu đó đều được trá hình bằng những danh từ rất kêu để đánh lừa quần chúng và gây lòng trắc ẩn để người ta không phát hiện ra. Chẳng hạn như chính sách cho phép những người nhập cư lậu gốc châu Mỹ La-tinh được ở lại Mỹ của Obama. Giới truyền thông, vốn là những kẻ chịu sự sai khiến của chính phủ, gọi đó là chính sách nhân đạo, nhưng thật ra là làm cho nền kinh tế trong nước bị khủng hoảng và tạo bất ổn trong xã hội. Những người nhập cư lậu đều cần có công việc làm để sinh sống nên họ sẳn sàng làm bất cứ nghề nào với đồng lương thấp. Cách cạnh tranh như vậy làm cho những công nhân thực thụ bị mất việc vì giới chủ nhân nếu cần phải lựa chọn thì chắc sẽ mướn những người chịu làm cùng một công việc nhưng với đồng lương thấp hơn. Như vậy họ sẽ được lợi nhiều hơn nên hàng loạt công nhân chính thức trong nước bị sa thải. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao (tính luôn cả công nhân trong nước và những kẻ nhập cư lậu) thì chính phủ liền cung cấp cho tiền thất nghiệp chỉ vừa đủ để sống. Nhiều người vì thế mà sanh ra lười biếng, chỉ biết tìm cách ăn tiền thất nghiệp càng lâu càng tốt mà không chú ý đến việc phải đi làm để cải thiện cuộc sống của chính họ. Vả lại, nếu những người thất nghiệp muốn có công việc làm cũng không được vì chính sách mạt dân để trị của Obama. Để có thể bảo đảm ngân sách về tiền trợ cấp cho người nghèo và người thất nghiệp, chính phủ tìm cách đánh thuế giới thương nhân và cả người dân ngày càng nặng nề hơn. Chúng ta thử xem lại thì sẽ biết mức thuế khóa tại Mỹ nặng nề như thế nào. Ngoài thuế lợi tức, còn có thuế điện thoại, thuế kinh doanh, thuế điện nước, thuế mua sắm, thuế xăng dầu, thuế ăn uống, thuế đi lại, thuế nhà, thuế đất, thuế môi trường, thuế xe cộ, thuế bảo hiểm, thuế đám tang, thuế di sản, thuế thể thao, thuế trò chơi, thuế bưu điện, thuế xuất nhập khẩu, thuế xuất ngoại, thuế phi trường, thuế an ninh và hàng trăm thứ thuế khác (ngay cả công dân Mỹ làm việc ở ngoại quốc cũng bị đánh thuế). Với mức thuế khóa như vậy chẳng trách gì nền kinh tế của Hoa-kỳ ngày một suy thoái. Càng có nhiều người thất nghiệp chừng nào thì xã hội càng trông đợi nơi chính phủ nhiều chừng nấy. Thế là giới lãnh đạo thực hiện được điều mà họ mơ ước bấy lâu nay, là kiểm soát được người dân một cách chặt chẽ. Vì thế khi Donald Trump không chịu theo kế hoạch gian trá như vậy, mà hứa hẹn rằng sẽ giúp cho xã hội Hoa-kỳ mạnh mẽ trở lại bằng cách hồi phục các nghành công nghiệp, thương mại, xuất khẩu và trục xuất đám di dân lậu cũng như đám Hồi giáo cuồng tín thì lập tức giới lãnh đạo hai đảng hùng hổ tìm mọi cách để loại trừ Trump như một loại kẻ thù mà họ nghĩ rằng sẽ cản trở âm mưu thống trị tuyệt đối tại quốc gia nầy.