ĐỨC CHÚA JÊSUS VÀ CHÍNH TRỊ
CHÚ THÍCH CHUNG: Tác giả của tất cả các bài viết mà chúng tôi dịch sanh tiếng Việt dưới đây đều là những học giả Kinh thánh nổi tiếng trên thế giới và là thành viên cao cấp của các giáo hội Tin lành, nhưng quan điểm của họ rất sai lạc với Kinh thánh đến nỗi Cơ-đốc-nhân bình thường cũng có thể nhận ra được. Chính vì nguyên do đó mà chúng tôi dành thời gian để dịch các bài viết của họ để quý anh chị em có thể thấy rằng khi người ta dùng kiến thức của loài người, ngay cả đối với những người có bằng cấp cao, để thay thế sự hướng dẫn của Đức-Thánh-Linh trong việc hiểu biết lời của Chúa, thì sự sai lầm nghiêm trọng và nguy hiểm như thế nào, vì làm ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người hầu việc Chúa tốt nghiệp dưới sự dạy dỗ của họ. Xin xem thêm phần nhận định bên dưới các bài dịch.
ĐỨC CHÚA JÊSUS VÀ CHÍNH TRỊ
Bài viết của Marcus J. Borg
Chính trị là trọng điểm của chuyện tích về Đức Chúa Jêsus. Cuộc đời của Ngài chấm dứt bởi sự tử hình vì chính trị. Hình phạt bị đóng đinh vào thập tự giá đã được người La-mã dùng để đối phó với những người chống lại quyền lực đế quốc của họ, bao gồm cả những nô lệ chống đối và đoàn thể những người muốn lật đổ chính quyền. Trong thời kỳ của Đức Chúa Jêsus thì cây thập tự luôn luôn là biểu tượng của hình phạt đóng đinh của người La-mã.
Bởi lẽ đó mà sứ điệp của Ngài cũng mang tính chất chính trị: Đó là việc hiện đến của nước Đức Chúa Trời. Những lời nầy của Ngài đã được ghi lại trước hết trong sách tin lành Mác, sách đầu tiên trong số các sách phúc âm, để tổng kết trước về nội dung của sách và cuộc đời của Đức Chúa Jêsus (Mác 1: 14-15). Dĩ nhiên là sứ điệp của Ngài cũng manh tính chất tôn giáo: Ngài rất sốt sắng về Đức Chúa Trời và về việc Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào. Sự sốt sắng đó đã dẫn dắt Đức Chúa Jêsus cả trong lời giảng và trong hành động để rao báo về nước Đức Chúa Trời.
Vào thời kỳ của Đức Chúa Jêsus thì chữ nước hay vương quốc mang ý nghĩa chính trị. Những người nghe Ngài giảng dạy đều biết về những vương quốc khác, chẳng hạn như vương quốc của Hê-rốt hoặc vương quốc của La-mã (đây là danh từ người La-mã gọi đất nước của họ khi đi đến chiếm đóng những vùng phía Đông của đế quốc). Vì vậy nước Đức Chúa Trời phải là một vương quốc khác hơn những vương quốc ấy.
Nước Đức Chúa Trời là thuộc về thế gian nầy. Trong Bài cầu nguyện chung thì có đề cập đến việc nước Đức Chúa Trời đến tại trần gian, mặc dầu nước ấy vốn đã có từ lâu tại Thiên đàng. Điều đó có nghĩa là sự biến đổi của thế giới nầy, rằng đời sống sẽ như thế nào trên đất nếu Đức Chúa Trời là Đấng cầm quyền và khi những kẻ thống trị của các chính thể không còn giữ địa vị đó nữa.
Nếu Đức Chúa Jêsus muốn tránh né ý nghĩa chính trị trong từ ngữ vương quốc thì Ngài có thể thay đổi bằng cách dùng chữ gia đình của Đức Chúa Trời, hoặc là cộng đồng của Đức Chúa Trời, hoặc đoàn dân của Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài đã không làm như vậy, mà lại rao giảng rằng nước Đức Chúa Trời đã đến gần.
Nước Đức Chúa Trời có thể sẽ là một thế giới của sự công bằng về kinh tế mà trong đó mọi người đều sỡ hữu được những yếu tố cần thiết để sinh tồn. Và nước Đức Chúa Trời có thể là một thế giới hòa bình và bất bạo động. Tổng hợp lại thì sự công bằng về kinh tế và sự hòa bình là niềm mơ ước của Đức Chúa Trời, là nỗi đam mê của Đức Chúa Trời về một thế giới được biến đổi giống như vậy.
Sự sốt sắng của Đức Chúa Jêsus về nước Đức Chúa Trời đã tạo nên xung đột với giới cầm quyền. Các hoạt động công khai của Đức Chúa Jêsus được bắt đầu sau khi người cố vấn tinh thần của Ngài, là Giăng Báp-tít, bị bắt giữ bởi chính quyền do La-mã lập lên tại Ga-li-lê (Mác 1: 14). Các sự xung đột như vậy được ghi lại hầu như suốt cả sách tin lành Mác và đạt tới cao điểm vào tuần lễ cuối cùng của cuộc đời Đức Chúa Jêsus, khi Ngài thách thức chính quyền tại Giê-ru-sa-lem để rồi bị đóng đinh.
Đức Chúa Jêsus cũng đã sử dụng ý nghĩa chính trị một cách đầy kịch tính vào hai trường hợp trình diễn chính trị trước công chúng. Thứ nhất, việc Chúa đã sắp xếp trước để vào thành Giê-ru-sa-lem trên lưng lừa như là biểu tượng của một vương quốc hòa bình mà trong đó các loại vũ khí chiến tranh đều bị loại bỏ. Thứ hai, Ngài đã công khai tuyên bố rằng đền thờ là hang ổ của trộm cướp bởi vì nơi đó đã trở thành trung tâm của sự đồng lõa với chính quyền của đế quốc La-mã và với chính sách thuế khóa (Ma-thi-ơ 21: 13, Mác 11: 17, Luke 19: 46).
Sự sốt sắng của Đức Chúa Jêsus về nước của Đức Chúa Trời đã dẫn Ngài đến nỗi đam mê theo quan điểm hạn hẹp hơn của thế giới: việc Ngài bị bắt, chịu thương khó và chịu chết. Đó là ý nghĩa về phương diện chính trị của ngày Thương khó. Sự phục sinh cũng có ý nghĩa chính trị: Đó là việc Đức Chúa Trời đồng ý với nỗi đam mê của Đức Chúa Jêsus về một thế giới được biến đổi và không chấp nhận những quyền lực thống trị đã giết chết Ngài. Dĩ nhiên là ngày Thương khó và Phục sinh còn có ý nghĩa khác hơn là ý nghĩa chính trị, nhưng chính trị vẫn là trọng điểm của cuộc đời Đức Chúa Jêsus.
PHỤ CHÚ:
Tiến sĩ Marcus Borg là cựu giáo sư danh dự về Tôn giáo và Văn hóa tại viện Đại học Oregon, là cựu chủ tịch của Hiệp hội các học giả Kinh thánh của Giáo hội Anh quốc giáo và là tác giả của hai mươi quyển sách về Thần học.
JESUS AND POLITICS
by Marcus J. Borg
Politics are at the center of the story of Jesus. His historical life ended with a political execution. Crucifixion was used by Rome for those who systematically rejected imperial authority, including chronically defiant slaves and subversives who were attracting a following. In the world of Jesus, a cross was always a Roman cross.
So also the heart of his message was political: it was about the coming of “the kingdom of God.” These are the first words of Jesus in Mark, the earliest Gospel, an advance summary of what the Gospel and the story of Jesus are about (Mark 1:14-15). Of course, Jesus’ message was also religious: he was passionate about God and what God was like. That passion led him, in his teaching and actions, to proclaim the kingdom of God.
In his world, “kingdom” language was political. Jesus’ hearers knew about other kingdoms—the kingdom of Herod and the kingdom of Rome (as Rome referred to itself in eastern parts of the empire). The kingdom of God had to be something different from those kingdoms.
The kingdom of God is for the earth. The Lord’s Prayer speaks of God’s kingdom coming on earth, even as it already exists in heaven. It is about the transformation of this world—what life would be like on earth if God were ruler and the lords of the domination systems were not.
If Jesus had wanted to avoid the political meaning of kingdom language, he could have spoken of the “family” of God, or the “community” of God, or the “people” of God. But he didn’t: he spoke of the kingdom of God.
It would be a world of economic justice in which everybody had the material basics of existence. And it would be a world of peace and nonviolence. Together, economic justice and peace are “the dream of God”— God’s passion for a transformed world.
Jesus’ passion for the kingdom of God created conflict with the authorities. His public activity began after the arrest of his mentor, John the Baptizer, by the Rome-appointed ruler of Galilee (Mark 1:14). Conflict dominates his story throughout the Gospels and climaxes in the last week of Jesus’ life with his challenge to the authorities in Jerusalem and his crucifixion.
Jesus also used political means, most dramatically in two public political demonstrations. First, his preplanned entry into Jerusalem on a donkey symbolized a kingdom of peace in which the weapons of war would be banished. Second, he publicly indicted the temple as “a den of robbers” because it had become the center of collaboration with Roman imperial rule and taxation (Matt 21:13, Mark 11:17, Luke 19:46).
Jesus’ passion for the kingdom of God led to his passion in the narrower sense of the word: his arrest, suffering, and death. This is the political meaning of Good Friday. Easter also has a political meaning: it meant that God said yes to Jesus’ passion for a transformed world and no to the powers of domination that killed him. Of course, Good Friday and Easter have more than a political meaning—but not less.
NHẬN ĐỊNH:
Bài viết của tiến sĩ Marcus Borg về Đức Chúa Jêsus cho thấy sự thiếu sót của ông trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng Kinh thánh. Mặc dầu ông là học giả hàn lâm về Kinh thánh, nhưng việc chỉ sử dụng một vài câu Kinh thánh để đưa ra nhận định về Đức Chúa Jêsus và chức vụ của Ngài trên đất thì điều đó quả là một sự sai lầm lớn. Hơn thế nữa bài viết của ông còn cho chúng ta thấy ông không có đức tin bao nhiêu mặc dầu là thành viên cao trọng của Giáo hội Anh quốc giáo. Để chứng minh cho nhận xét trên thì chúng tôi có bài nhận định sau đây để làm rõ vấn đề và giúp cho quý anh chị em thấy được việc sử dụng cả quyển Kinh thánh để suy gẫm và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Thần học có tầm quan trọng lớn lao như thế nào.
Lời Kinh thánh nhấn mạnh rằng cả quyển Kinh thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn, vì thế khi nghiên cứu hoặc trình bày về bất cứ một điều nào, dù lớn hay nhỏ, thì tôi con của Chúa phải đối chiếu với tất cả các câu Kinh thánh liên hệ để có thể hiểu được vấn đề một cách đúng đắn;
2TI-MÔ-THÊ 3: 16 - Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.
Việc thiếu đối chiếu các câu Kinh thánh có liên quan với nhau có thể bắt nguồn từ tánh biếng nhác trong sự tra cứu kỹ lưỡng lời của Chúa, mà cũng có thể vì quá tự mãn về sự hiểu biết cá nhân nên mới dẫn đến sự sai lầm nghiêm trọng như trong trường hợp của tiến sĩ Marcus Borg. Bài viết của ông là một trong những thí dụ điển hình về điều đó.
Tiến sĩ Marcus Borg đã mở đầu bài viết của ông bằng lời khẳng định rằng chính trị là trọng điểm của chuyện tích về cuộc đời của Đức Chúa Jêsus. Ông đã quên mất lời nói của chính Đức Chúa Jêsus về nguyên do vì sao Chúa đã giáng sinh vào trong trần gian:
MA-THI-Ơ 5: 17 - Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.
MA-THI-Ơ 9: 13 - Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.
Khi Đức Chúa Jêsus phán những lời trên thì Ngài có ý cho biết rằng Ngài đến để làm trọn công tác cứu rỗi loài người mà Đức Chúa Trời đã định từ khi đuổi A-đam ra khỏi vườn Địa đàng qua hình bóng của việc dùng da thú mà che sự lõa lồ của hai ông bà sau khi họ phạm tội.
SÁNG THẾ KÝ 3: 21 - Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho.
Việc dùng da thú che thân là hình ảnh biểu tượng cho việc dùng con sinh tế để che dấu hậu quả của tội lỗi, và vì Đức Chúa Jêsus là Chiên Con của Đức Chúa Trời nên sự hy sinh của Ngài được xem là của lễ tuyệt đối giúp cho người tin nhận Ngài được kể là công bình:
GA-LA-TI 3: 27 - Vả, anh em thảy đều chịu phép báp-têm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.
Vì vậy trung tâm điểm của cuộc đời và chức vụ của Đức Chúa Jêsus là hoàn tất chương trình cứu rỗi loài người của Đức Chúa Trời bắt đầu từ thời A-đam, chớ chẳng phải vì mục tiêu chính trị như tiến sĩ Borg đã lầm tưởng:
GIĂNG 6: 38 - Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến.
Kinh thánh đã xác định rằng ý muốn của Đức Chúa Trời, và cũng là của Đức Chúa Jêsus, là mọi người được cứu, chớ chẳng phải vì việc thành lập một chính thể mới trên đất nầy:
1TI-MÔ-THÊ 2: 4 - Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật.
Chính bởi lẽ đó nên khi dân chúng muốn tôn Đức Chúa Jêsus lên làm vua thì Ngài lánh họ mà đi nơi khác:
GIĂNG 6: 15 - Bấy giờ Đức Chúa Jêsus biết chúng có ý đến ép Ngài để tôn làm vua, bèn lui ở một mình trên núi.
Cũng chính vì vậy mà trong đêm Thương khó tại vườn Ghết-sê-ma-nê thì Đức Chúa Jêsus cho biết là vương quốc Ngài chẳng thuộc về thế gian nầy:
GIĂNG 18: 36 - Đức Chúa Jêsus đáp lại rằng: Nước của ta chẳng phải thuộc về thế gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế gian nầy, thì tôi tớ của ta sẽ đánh trận, đặng ta khỏi phải nộp cho dân Giu-đa; nhưng hiện nay nước ta chẳng thuộc về hạ giới.
Việc Đức Chúa Jêsus đến trong trần gian để chịu chết cho tội lỗi của nhân loại cũng đã được báo trước bằng lời tiên tri trong sách Ê-sai hầu xác định chắc chắn với mọi người về mục tiêu đó:
Ê-SAI 53: 5 - Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.
Các Cơ-đốc-nhân bình thường yêu mến lời Chúa trong Kinh thánh còn có thể nhớ được những câu gốc quan trọng như thế, vậy mà tiến sĩ Marcus Borg lại không hề nhớ đến, hoặc có lẽ ông bỏ qua để cố tình phô trương khả năng học vấn và bằng cấp cao của mình. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm như vậy. Bỡi lẽ đó mà tiến sĩ Borg cho rằng trọng điểm của cuộc đời và chức vụ của Đức Chúa Jêsus là chính trị và vì việc thành lập một chính thể mới trên đất.
Cũng từ nguyên nhân đó mà tiến sĩ Borg đã đi đến sai lầm thứ hai, khi cho rằng Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh vì lý do chính trị. Mặc dầu là tiến sĩ Thần học về Kinh thánh nhưng ông đã không chịu tra cứu hoặc đã không nhớ được lời Giăng Báp-tít đã xác nhận rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng đến trần gian để cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi, chớ không phải đến để chịu chết vì lý do chính trị:
GIĂNG 1: 29 - Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
Chính Đức Chúa Jêsus cũng đã xác nhận trọng tâm của chức vụ Ngài khi giáng sinh vào trong trần gian là để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi, hầu cho họ có thể nhận được sự sống đời đời:
GIĂNG 3: 14-15 - Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.
(còn tiếp)