16 LÝ DO HÀNG TRIỆU DÂN MỸ RỜI BỎ CALIFORNIA
Vào những năm đầu thế kỷ 19 có câu ngạn ngữ rằng ‘Sự tiến thoái của Cali là sự tiến thoái của Hoa-kỳ’. Quả thật như vậy, California đã từng được mệnh danh là tiểu bang Vàng, vì vàng được tìm thấy nhiều tại đấy vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, vì các mỏ dầu thô (gọi là vàng đen), vì phong cảnh thiên nhiên được xem là đẹp nhất thế giới, vì khí hậu ôn hòa và vì cơ hội được mau chóng thịnh vượng. Nhưng tiếc thay sau gần 50 năm cầm quyền tuyệt đối của đảng Dân chủ tại đấy, ngày hôm nay California trở thành tụ điểm của nhiều tệ nạn xã hội và gần như bị phá sản toàn diện. Trong vòng khoảng một thập niên trở lại đây, có hơn mười triệu công dân Hoa-kỳ đã rời bỏ California để tìm đến những tiểu bang khác có điều kiện sống thuận lợi hơn, nhất là tại Texas. Sự di tản nầy không bày tỏ ra trong mật độ dân số, vì dưới chính sách bỏ ngõ đường biên giới của đảng Dân chủ, hơn 20 triệu người di dân bất hợp pháp từ các nước vùng Trung và Nam Mỹ, nhất là Mexico đã tràn vào tiểu bang, cộng với lượng di dân từ các nơi khác trên thế giới nên bộ mặt bên ngoài của California dường như vẫn nhộn nhịp đông đúc như cũ, thậm chí còn hơn thế nữa. Nhưng thực tế đã phô bày rõ ràng trong những số liệu thống kê. Sau đây là 16 lý do khiến cho hàng triệu công dân Mỹ rời bỏ California hàng năm:
1. Trọn bộ bờ biển của California đều thuộc trong vành đai núi lửa của vùng Thái bình dương. Vì vậy mà đường nứt của rãnh thánh Andreas (San Andreas Fault) có nguy cơ sụp đổ bất ngờ, mà các chuyên viên địa chấn mệnh danh là Trái bom nổ chậm của California.
2. Về việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và thương mại so với 50 tiểu bang thuộc nội địa Hoa-kỳ thì California là tiểu bang đứng chót bảng.
3. Về phương diện thuế khóa thì California là tiểu bang có mức thuế cao nhất trong cả nước Mỹ. Nếu so với mức thuế của tiểu bang Texas thì nếu người dân California di dân sang Texas làm cùng một công việc, có cùng một mức thu nhập, thì tiền thuế phải đóng sẽ giảm thiểu rất nhiều đến nỗi họ có thể mua được mỗi năm một chiếc xe mới. Đó là theo lời của các chuyên gia kế toán về thuế vụ.
4. Hiện nay California còn định thành lập hệ thống bảo hiểm sức khỏe toàn diện để bảo đảm cuộc sống cho số di dân lậu hầu có thể kiếm phiếu của họ trong các kỳ bầu cử, nên đã quyết định sẽ tăng thuế cao hơn nữa nhằm cung cấp cho ngân sách bảo hiểm sức khỏe trên, ước lượng là lên đến 40 tỷ đô-la mỗi năm. Đề nghị nầy được đưa ra bởi thượng nghị sĩ tiểu bang gốc Trung Mỹ là Ricardo Lara.
5. Hiện nay tình hình giao thông trong tiểu bang đã tệ hại đến nỗi California trở thành nơi có mức kẹt xe cao nhất thế giới, với thành phố Los Angeles đứng đầu và San Francisco đứng hàng thứ hai.
6. Mặc dầu California có Hollywood và vùng Silicon Valley nơi có rất nhiều triệu phú và tỷ phú, nhưng tỷ lệ người nghèo tại đây cao nhất trong cả nước với hơn một triệu người vô gia cư (homeless). Đó là theo thống kê dân số vừa mới được công bố. Hiện nay tãi California những người nghèo đã tụ tập lại tại một số nơi để thành lập các thành phố lều (tent cities) mà tại đó người ta xã rác và phóng uế ngay trên đường đi. Tình trạng nầy tệ hại đến nỗi thống đốc tiểu bang (thuộc đảng Dân chủ) Jerry Brown đã tuyên bố tình trạng báo động về các thành phố lều ấy.
7. Sau nhiều năm để cho di dân lậu tràn vào tiểu bang, California ngày hôm nay là một trong những tụ điểm trầm trọng tội phạm hình sự của Hoa-kỳ (cùng với Chicago, New York, Baltimore, đều nằm dưới quyền lãnh đạo của đảng Dân chủ).
8. California cũng là một trong những tiểu bang có nhiều vụ thưa kiện nhất trong cả nước (đứng hàng thứ 47 trong số 50 tiểu bang về mức độ tệ hại).
9. Mặc dầu là tiểu bang có luật bảo vệ môi trường khắt khe một cách vô lý nhất trong cả nước thì California lại là nơi có triển vọng thoái hóa môi trường hơn tất cả những vùng đất khác. Năm nào Cali cũng có những vụ cháy rừng lớn nhất thế giới. Mức độ hạn hán cũng rất trầm trọng. Kỳ hạn hán vừa qua đã kéo dài 7 năm, từ năm 2009 đến cuối năm 2016. Nhưng bây giờ khi mùa mưa đến thì sự sói mòn đất đai lại xãy ra và ở mức độ rất trầm trọng.
10. California là một trong những nơi có giá nhà cửa một cách bất hợp lý. Giá nhà đã tăng vọt rất cao trong những năm qua, nhất là tại các thành phố lớn như San Francisco hoặc Los Angeles. Chẳng hạn như việc một kỷ sư phải mướn một cái tủ đựng đồ để ở tạm với giá 1,400 đô-la một tháng (Scraping By On Six Figures? Tech Workers Feel Poor in Silicon Valley’s Wealth Bubble) Trong bài viết vừa trưng dẫn kế bên, các kỷ sư điện toán lãnh lương từ 100,000 đến 700,000 đô-la một năm đều cảm thấy họ nghèo so với giá nhà cửa tại đấy. Một thí dụ khác là một căn nhà tại vùng Los Gatos của San Francisco, chỉ với diện tích là 1700 bộ vuông (square feet) lại treo bảng bán đến 1.4 triệu đô-la nhưng lại có nhiều người giành giật, cuối cùng bán đến giá 1.7 triệu đô-la.
(còn tiếp)